Định hướng NCKH Khoa Công Nghệ Sinh Học
Khoa Công nghệ Sinh học bao gồm 4 Bộ môn, sau đây là định hướng kế hoạch nghiên cứu và kiến nghị của từng bộ môn chuyên ngành.
I. Bộ môn CN Sinh học
1. Định hướng đến năm 2015
-
Công nghệ sinh học thực vật: Ứng dụng công nghệ chuyển gen tạo dòng thực vật có giá trị kinh tế cao. Ứng dụng công nghệ bioreactor nuôi cấy tế bào thực vật sản xuất các chất hoạt tính sinh học có giá trị y-dược.
-
Công nghệ sinh học y dược: Nghiên cứu vai trò các yếu tố di truyền trong các bệnh thường gặp ở người. Nghiên cứu phát triển các xét nghiệm phân tử phát hiện bệnh di truyền, bệnh truyền nhiễm trên người. Nghiên cứu và phát triển Dược tri liệu từ nguồn tài nguyên sinh vật nhiệt đới
-
Sản xuất nhiên liệu sinh học, protein, các hợp chất sơ cấp và thứ cấp. Sản xuất các sinh phẩm phục vụ các nghiên cứu sinh học phân tử.
2. Kế hoạch NCKH, Công nghệ năm 2010-2011
1. Thực hiện 2 đề tài Nafosted
2. Thực hiện 2 đề tài cấp ĐHQG
II. Bộ môn CN Thực phẩm:
1. Định hướng đến năm 2015
1. Vật liệu sinh học ứng dụng trong công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm (Các hợp chất bioactive và nutraceuticals có nguồn gốc từ thực vật và động vật, các polymer sinh học).
2. Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng của các loại thực phẩm chức năng.
3. Sản xuất và ứng dụng các loại enzyme trong sản xuất thực phẩm.
4. Phát triển công nghệ sản xuất thực phẩm không sử dụng nhiệt để phát triển chất lượng và an toàn thực phẩm.
5. An toàn thực phẩm và đánh giá chất lượng thực phẩm (quick tests, quick test kits).
2. Kế hoạch nghiên cứu năm 2010-2012
1. Tập trung vào hướng vật liệu sinh học
2. Nghiên cứu sản xuất sản phẩm tinh bột liên kết với các flavonoid dùng trong thực phẩm và dược phẩm (đề tài Nafosted).
3. Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất tinh bột chuối dùng trong thực phẩm chức năng (đề tài cấp ĐHQG).
4. Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng từ gạo lức.
5. Nghiên cứu sản xuất tiêu sọ bằng công nghệ vi sinh vật và enzyme.
6. Nghiên cứu sản xuất cà phê sinh thái bằng công nghệ xanh.
7. Nghiên cứu chiết xuất các nhựa dầu và các hợp chất có hoạt tính sinh học từ gừng, hồ tiêu và nghệ vàng.
III. Bộ môn Khoa học Thủy sản – Khoa Công nghệ Sinh học
1. Định hướng phát triển nghiên cứu khoa học và công nghệ (đến 2015)
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến hệ sinh thái rừng ngập mặn và xây dựng các giải pháp thích ứng để tạo công nghệ nuôi và đối tượng nuôi phù hợp.
- Kết hợp công nghệ sinh học với công nghệ nuôi trồng thủy sản để khôi phục, tái tạo quần đàn các loài thủy sản quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng hoặc trữ lượng giảm ở mức báo động
- Nghiên cứu phối chế thức ăn nuôi công nghiệp có giá thành thấp hoặc hiệu quả sử dụng cao cho các đối tượng nuôi quan trọng của Việt Nam như cá Tra, cá Chẽm và cá Bớp
2. Kế hoạch NCKH, Công nghệ năm 2010-2011
- Tiếp tục thực hiện đề tài cấp Đại học Quốc gia (02 về cá Ngựa), đăng kí mới 03 đề tài cho năm 2012 của TS. Ng uyễn Minh Thành (di truyền phân tử), TS. Trần Thị Mỹ Hạnh (phân lập tảo, nấm có hàm lượng lipid cao) và TS. Gay Marsden (dinh dưỡng cá biển).
- Đề xuất và đấu thầu các đề tài (i) nghiên cứu diễn biến của môi trường tại khu vực Cà Mau và (ii) giải pháp phát triển công nghệ nuôi cá biển cho địa phương. Kinh phí nghiên cứu từ nguồn của tỉnh hoặc các tổ chức nước ngoài có liên quan.
- Xúc tiến xây dựng 02 dự án đã được ĐHQG ủng hộ về nguyên tắc: Trung tâm Khoa học Thủy sản (5000 m2) tại Hồ Đất và điểm Trình diễn – Chuyển giao Công nghệ Cao (6000 m2) tại Hồ Đá. Hợp tác với Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản miền Nam tại TP Vũng Tàu nghiên cứu về dinh dưỡng cá biển.
3. Điểm Trình diễn – Chuyển giao Công nghệ Cao
1. Trình diễn hệ thống mương nổi SMART; nghiên cứu hiện đại hóa hệ thống và phát triển mô hình nuôi cá cảnh bằng mương nổi. Thử nghiệm nuôi cá nước lạnh (cá Tầm, cá Hồi vân) bằng công nghệ mương nổi và thức ăn sản xuất tại chỗ.
2. Sử dụng 4 nhà lưới (500 m2/nhà) để ứng dụng CNSH Thực vật để
a. Nuôi cấy mô, nhân giống lan.
b. Ươm cây cảnh phục vụ việc làm đẹp khuôn viên ĐHQG.
c. Trồng nấm
d. Trồng rau sạch
3. Phục vụ thực hành môn học và thực tập ngành nghề của sinh viên ngành QLNLTS và CNSH.
4. Khu giới thiệu sản phẩm (kết hợp cho doanh nghiệp thuê kinh doanh nhà hàng).
-
Mô hình hoạt động: nhà trường đầu tư cơ sở hạ tầng tối thiểu ban đầu, cho doanh nghiệp thuê kinh doanh nhà hàng; Khoa CNSH sử dụng, quản lí vận hành phần trạm trại sản xuất và có phương án hoàn vốn, đóng góp tài chính từ lợi nhuận thu được và tái đầu tư để phát triển.
IV. Bộ môn Hóa ứng dụng
1. Định hướng đến 2015
Các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học
-
Ứng dụng quang phổ trong sinh học
-
Năng lượng và vật liệu mới.
-
Thiết kế dược phẩm bằng máy tính
2. Kế hoạch nghiên cứu 2010-2011
1. Tập trung vào hướng các hợp chất tự nhiên có tác dụng kháng khối u, điều trị ung thư.
2. Tập trung nghiên cứu sự tương tác bề mặt giữa các chủ thể; bắt đầu bằng các mô hình giả lập đơn giản. Nếu thành công sẽ đưa vào nghiên cứu các hệ thống tự nhiên.
3. Phát triển, đưa kỹ thuật ATR-FTIR vào hướng nghiên cứu proteins/peptides và các polymers ở mức phân tử.
4. Tương lai xa hơn thì phát triển kỹ thuật solid-solution states Nuclear Magnetic Resonance phục vụ nghiên cứu cấu trúc các peptides/proteins.
5. Xây dựng mô hình động học cho sự khí hóa các vật liệu sinh học bằng phương pháp nhiệt (thermal chemical conversion of biomass) để để sử dụng trong việc tối ưu hóa các quá trình này.
6. Xây dựng các mô hình động học cho các phản ứng cháy của nhiên liệu sinh học để sử dụng trong việc tối ưu hóa các quá trình hóa học cũng như hoạt động của động cơ.
7. Xây dựng cơ sơ dữ liệu chi tiết về dược tính của các hợp chất thiên nhiên từ cây thuốc Việt Nam.
8. Áp dụng những kỹ thuật về mô phỏng, tính toán, nghiên cứu các protein liên quan đến virus cúm và bệnh tiểu đường loại II.